Thiết kế hệ thống loa âm trần là một công việc quan trong, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của âm thanh phát ra. Tuy nhiên, để thiết kế vị trí loa âm trần đem lại hiệu quả tốt nhất là điều không phải ai cũng biết. Do đó, bài viết dưới đây của Việt Mới Audio sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế hệ thống các loa âm trần hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Hệ thống loa âm trần gồm những thiết bị gì?
Hệ thống loa âm trần hiện đang là một trong các thiết bị âm thanh được sử dụng nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, để sở hữu một hệ thống loa âm trần wifi chuẩn đòi hỏi bạn phải nắm được cách thức hoạt động của thiết bị và tính toán công suất sao cho chính xác nhất. Trong một hệ thống loa âm trần sẽ bao gồm nhiều thiết bị hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể:
- Loa âm trần: Đây chính là thiết bị không thể thiếu của hệ thống loa âm trần. Loa âm trần bluetooth có nhiệm vụ phát ra âm thanh và truyền đến tai người nghe.
- Nguồn nhạc: Nguồn nhạc của hệ thống loa âm trần bao gồm: Laptop, điện thoại, đầu đĩa… Thông thường, nguồn nhạc sẽ được kết nối với hệ thống thông qua wifi hoặc bluetooth. Lưu ý, đối với hệ thống loa âm trần thì bạn nên sử dụng thiết bị micro cổ ngỗng.
- Amply: Amply sẽ đóng vai trò khuếch đại và làm cho âm thanh trở nên to, rõ ràng hơn. Để tính toán công suất loa amply chính xác nhất bạn cần dựa vào tổng công suất của các loa trong hệ thống âm trần.
- Các linh kiện khác: Ngoài các thiết bị trên, hệ thống loa âm trần còn sử dụng các phụ kiện khác như dây nối, chiết áp… Mặc dù chỉ là thiết bị phụ nhưng các linh kiện này lại có tác động lớn đến chất lượng của hệ thống.
2. Cách bố trí loa âm trần khoa học, hợp lý
2.1 Sơ đồ lắp loa âm trần
Theo như sơ đồ thông thường, loa âm trần sẽ được kết nối với amply. Khi đó, cổng COM của loa và amply sẽ nối lại với nhau. Nếu amply hội thảo có 2 cổng 100V và 70V thì loa âm trần cũng có 2 khoảng tương ứng là 10W, 6W. Trường hợp bạn muốn nối nhiều loa với nhau thì chỉ cần đấu nối tiếp các loa âm trần lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảm bảo cho tổng công suất của loa âm trần phải nhỏ hơn amply, nếu không loa sẽ bị cháy.
>>>> Đừng Bỏ Qua: Ý nghĩa, cách đọc thông số kỹ thuật loa chuẩn nhất 2022
2.2 Thiết kế hệ thống với số lượng loa phù hợp
Những căn phòng nhỏ có diện tích khoảng 20m2 sẽ phù hợp với loa từ 6 – 10W. Thông thường, cứ mỗi 10W công suất tăng lên thì sẽ bao phủ thêm được 7 – 10m2. Bạn có thể dựa vào số liệu này để thiết kế hệ thống với số lượng loa sao cho phù hợp với diện tích sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý cần đảm bảo tổng loa nhân với công suất phải nhỏ hơn công suất của amply hội thảo để tránh gây ra tình trạng cháy thiết bị.
>>>> Tìm Hiểu Chi Tiết: Cách bố trí loa nghe nhạc hay CHUẨN CHUYÊN GIA
3. Lưu ý khi thiết kế, lắp đặt hệ thống loa âm trần
3.1 Diện tích khu vực lắp đặt loa âm trần
Diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến thiết bị loa âm trần mà bạn cần sử dụng. Về cơ bản, diện tích phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất của loa. Ví dụ, nếu căn phòng của bạn là 40m2 thì nên sử dụng 2 loa âm trần có công suất 20W hoặc 30W. Bên cạnh đó, nếu không gian sử dụng là ngoài trời thì bạn nên lựa chọn loại loa có công suất lớn. Ngược lại, nếu bạn sử dụng trong phòng kín thì có thể chọn loại loa công suất nhỏ hơn.
>>>> Không Nên Bỏ Qua: Tự sửa loa tại nhà cực đơn giản chỉ với 7 bước
3.2 Công suất loa âm trần
Trên thị trường có rất nhiều loại loa âm trần với đa dạng công suất như 6W, 12W, 30W, 36W, 50W… Do đó, sẽ rất khó cho bạn để lựa chọn loại loa có công suất phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào không gian sử dụng để chọn công suất loa phù hợp. Đối với không gian ngoài trời, bạn có thể lựa chọn loại loa có công suất lớn. Đối với không gian trong phòng, bạn nên lựa chọn loại loa có công suất khoảng 6W, 12W.
>>>> Xem Thêm: Loa âm trần Bosch chính hãng, giá RẺ “SẬP SÀN”
3.3 Số lượng loa âm trần
Tùy vào không gian lắp đặt hệ thống âm thanh mà bạn có thể lựa chọn số lượng loa âm trần phù hợp. Ví dụ, nếu không gian lắp đặt của bạn là phòng 200m2 thì bạn có thể sử dụng 7 thiết bị loa với công suất là 30W.
3.4 Vị trí lắp đặt loa
Khi lắp đặt loa âm trần, bạn cần lưu ý không nên đặt thiết bị quá sát tường. Đối với phòng có diện tích khoảng 5 – 10m2, bạn có thể sử dụng một thiết bị loa và đặt giữa phòng. Thông thường, độ phủ sóng của loa âm trần sẽ có hình tròn nên bạn phải xác định được bán kính phát âm thanh của thiết bị để chọn vị trí phù hợp, tránh gây tiếng ồn cho xung quanh. Dưới đây là bảng diện tích tương ứng với công suất loa mà bạn có thể tham khảo:
Diện tích (m2) | Công suất (W) |
4 – 8 | 6 |
10 -14 | 12 |
14 – 18 | 15 |
18 – 23 | 20 |
22 – 27 | 24 |
28 – 34 | 30 |
34 – 40 | 36 |
46 – 56 | 50 |
56 – 66 | 60 |
3.5 Công suất thiết bị amply
Khi thiết kế hệ thống loa âm trần, công suất amply sẽ được tính theo công suất của thiết bị loa âm trần. Bạn nên lựa chọn amply có công suất lớn hơn loa để đem lại khả năng hoạt động của thiết bị được tối ưu nhất. Ngược lại, nếu bạn chọn amply có công suất nhỏ hơn hoặc bằng của loa thì khả năng hoạt động của thiết bị sẽ bị yếu và không được tốt.
3.6 Thương hiệu loa âm trần
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu loa âm trần mà bạn có thể lựa chọn. Mỗi sản phẩm đền từ các thương hiệu khác nhau sẽ có chất lượng và âm thanh khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thiết bị loa âm trần đến từ thương hiệu Bosch, TOA với mức giá từ 200.00 – 500.000 VND để âm thanh phát ra có chất lượng tốt nhất.
3.7 Đơn vị thiết kế, lắp đặt loa âm trần chuyên nghiệp
Việt Mới Audio chính là một trong những đơn vị lắp đặt, thiết kế loa âm trần chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong lĩnh vực phân phối và lắp đặt thiết bị âm thanh, chúng tôi tự tin có thể đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành chất lượng nhất. Bên cạnh đó, đơn vị chúng tôi còn sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và luôn sẵn sàng phục vụ, tư vấn cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Lô B05.17 KĐT Vinhome Gardenia, Đường Hàm Nghi, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Chi nhánh:
- Số 1039 Cách Mạng Tháng 8, P7, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Xóm 9, Phạm Ngũ Lão, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
- Tòa Wyndham số 02 Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Hotline: 0977 38 9999
- Website: https://vietmoiaudio.com/
- Email: vietmoiaudio@gmail.com
4. Một số thiết kế hệ thống loa âm trần thường gặp nhất
4.1 Hệ thống loa âm trần nghe nhạc cho gia đình
Loa âm trần trong gia đình thường được sử dụng cho mục đích nghe nhạc. Thông thường, loa âm trần cho gia đình sẽ được kết hợp với một vài thiết bị đơn giản để mang đến âm thanh du dương, êm ái. Nguồn nhạc của hệ thống loa này sẽ được lấy từ điện thoại, laptop, đầu đĩa… Do đó, bạn nên lựa chọn các dòng loa chuyên nghe nhạc để đem lại hiệu quả giải trí tốt nhất.
4.2 Hệ thống loa âm trần bluetooth, wifi
Thiết kế hệ thống loa âm trần bluetooth, wifi không cần phải sử dụng đến thiết bị amply. Bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể sử dụng hệ thống này. Ngoài ra, hệ thống loa âm trần bluetooth, wifi có nhiều ưu điểm như không cần kết nối dây, tiết kiệm chi phí, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên, hệ thống này cũng tồn tại một vài nhược điểm như không thể kết nối với đầu thu, tivi…
4.3 Hệ thống loa âm trần cửa hàng, quán cafe
Loa âm trần thường được sử dụng nhiều cho các cửa hàng, quán cafe bởi chất lượng âm thanh tốt và có kích thước phù hợp. Đối với những quán có không gian nhiều phòng, bạn nên đặt amply ở nhiều vùng để dễ dàng điều chỉnh thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thiết bị chiết áp âm thanh để điều chỉnh âm thanh và chất lượng của loa được gắn trên tường.
4.4 Hệ thống loa âm trần thông báo cho doanh nghiệp
Loa âm trần sẽ giúp doanh nghiệp phát âm thanh thông báo và hỗ trợ gọi thứ tự một cách tự động, không cần phải xếp hàng. Ngoài loa âm trần, thiết bị loa hộp cũng có thể được dùng để thông báo nhưng sẽ có phần kém thẩm mỹ hơn. Amply sử dụng cho hệ thống âm trần thường được đảm bảo độ bền cao, chất lượng tốt và có công suất khoảng 70V, 100V. Bên cạnh đó, đối với hệ thống loa âm trần thông báo sẽ có 2 dạng tín hiệu là tự động và sử dụng micro.
4.5 Hệ thống loa âm trần lớp học
Hệ thống loa âm trần có khả năng khuếch đại và truyền âm thanh tốt nên đem đến hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Thông thường, loa âm trần cho lớp học sẽ được sử dụng kèm với thiết bị thu âm, phổ biến nhất là micro để khuếch đại giọng nói. Bên cạnh đó, loa âm trần lớp học phải đảm bảo âm thanh to, rõ ràng. Bạn nên lựa chọn các dòng loa có độ bền cao, tập trung vào dải mid và hiệu quả hoạt động ổn định.
4.6 Hệ thống loa âm trần cho phòng họp
Hệ thống loa âm trần là thiết bị quan trọng giúp cho các buổi họp được diễn ra hiệu quả, thuận lợi đặc biệt là với những phòng họp đông người. Đối với hệ thống các phòng họp, bạn có thể sử dụng nhiều dòng loa âm trần để đem lại tính thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích cho không gian.
Bên cạnh đó, amply cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hệ thống âm thanh phòng họp. Bạn nên lựa chọn amply có tính năng và công suất phù hợp với hệ thống loa để đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất.
Ngoài ra, để tránh âm thanh hú rít cho phòng họp nhỏ, khi thiết kế hệ thống loa âm trần, bạn có thể sử dụng loa kết hợp với vang số. Thêm vào đó, micro cũng là một thiết bị quan trọng cho phòng họp. Thông thường, hai dạng micro chính được sử dụng là micro đại biểu và chủ tọa. Một số dàn âm thanh phòng họp còn sử dụng thêm bộ điều khiển trung tâm để quản lý thiết bị micro.
4.7 Hệ thống loa âm trần thông báo cho tòa nhà
Hệ thống loa âm trần cho tòa nhà có nhiệm vụ thông báo, báo cháy, phát tín hiệu khẩn cấp… Hệ thống này cần sử dụng kết hợp nhiều thiết bị như:
- Loa âm trần: Loa sẽ được lắp đặt tại hành lang của tòa nhà. Dòng loa âm trần cho tòa nhà được sử dụng nhiều nhất là 6W có thiết kế nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao và chất lượng âm thanh tốt.
- Amply công suất lớn: Amply có công suất lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của hệ thống loa âm trần cho tòa nhà.
- Mixer: Mixer có nhiệm vụ chính là xử lý tín hiệu đầu vào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng mixer để điều chỉnh âm bass, treble, mid.
- Bộ chọn vùng âm thanh: Bạn nên phân chia âm thanh ở nhiều vùng khác nhau để âm thanh thông báo được phát đi hiệu quả nhất. Do đó, bộ chọn vùng âm thanh sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh, bật/tắt âm thanh ở từng vừng phù hợp.
- Micro chọn vùng: Đây là sự kết hợp của bộ chọn vùng và thiết bị micro. Bạn có thể sử dụng công cụ này để nói hoặc điều chỉnh trực tiếp mà không cần thông qua bộ chọn vùng.
- Thiết bị chuyển đổi nguồn: Nhiệm vụ chính của thiết bị này là chuyển đổi acquy sang điện tử. Bạn có thể sử dụng thiết bị này để thông báo khi tòa nhà mất điện.
Thiết kế hệ thống loa âm trần chuẩn xác sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức khi lắp đặt. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về thiết bị cũng như không gian lắp đặt để tìm được cách thiết kế hệ thống loa phù hợp. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về thiết bị loa âm trần, hãy liên hệ ngay với Việt Mới Audio qua hotline 0977 38 9999 để được tư vấn bạn chi tiết hơn nhé!
>>>> Bài Viết Khác: