Hiểu rõ thông số kỹ thuật loa sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dòng loa mình đang sử dụng hoặc có ý định mua. Vì thế mà hôm nay, Việt Mới Audio chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa, vai trò của thông số kỹ thuật loa là như thế nào.
1. Số đường tiếng
Nhiều người nghĩ số đường tiếng chính là số củ loa. Tuy nhiên, trên thực tế, số đường tiếng chính xác hơn là số loại củ loa mà thiết bị đó sử dụng. Ví dụ: Nếu như một thiết bị loa karaoke, loa sub có 3 củ loa con nhưng trong số đó có 1 củ loa tweeter, 2 củ loa bass thì được gọi là 2 đường tiếng. Hay nếu loa có 3 củ loa con gồm 1 loa tweeter, 1 củ loa mid và 1 củ loa bass thì đây là loại loa có thông số kỹ thuật loa 3 đường tiếng.
Thông thường, những loại loa tầm trung hay tầm thấp thì sẽ có loa tweeter, loa mid, loa bass và loa midbass. Ngoài ra, với những loại loa cao cấp hay loa chất lượng cao thì sẽ được tích hợp thêm củ loa super tweeter. Lúc này, loa thường có 4 đường tiếng
Thông thường, loa có càng nhiều đường tiếng hoặc có nhiều loại củ loa sẽ mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều đường tiếng sẽ làm tăng khả năng phân giải tần số, đáp ứng được tối đa nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người nghe.
>>>Xem ngay: 100+ Loa hội trường giá rẻ, âm hay, cao cấp, chính hãng 100%
2. Số lượng, kích thước củ loa
Củ loa được những chuyên gia về âm thanh ánh sáng đánh giá là bộ phận trung tâm của loa. Củ loa có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh của loa. Trên thị trường thiết bị âm thanh hiện nay bao gồm 4 loại của loa khác nhau:
- Củ loa subwoofer có nhiệm vụ đảm nhiệm âm siêu trầm
- Củ loa midrange làm nhiệm tần số trung
- Củ loa woofer có nhiệm vụ âm trầm
- Củ loa tweeter có nhiệm vụ âm tần số cao
Số lượng và kích thước củ loa cũng là một trong những yếu tố phân biệt loa đắt tiền và loa rẻ tiền. Ở những dòng loa chất lượng, với giá thành cao thì còn được bố trí thêm củ loa super tweeter. Nhờ vào đặc tính của mình mà củ loa này còn có thể phân giải tần số rất cao và mang lại cho người nghe những bài hát với âm thanh tuyệt vời.
Mỗi loa cũng được thiết kế với kích thước riêng nhằm tái tạo âm thanh tốt nhất. Ví dụ như loa tweeter để có thể tái tạo được những âm với tần số cao thì cần phải có kích thước nhỏ hơn. Loa woofer thì sẽ cần có kích thước lớn, mục đích là giúp cho loa đẩy được một lượng không khí ra ngoài và tái hiện được những âm thanh có tần số thấp.
>>>Xem ngay các dàn âm thanh hội nghị Châu Âu: https://vietmoiaudio.com/am-thanh-hoi-nghi
3. Công suất và công suất đỉnh
Công suất loa là gì? Công suất chính là một trong các thông số kỹ thuật loa quan trọng nhất của mỗi thiết bị loa. Chúng cho biết độ lớn của âm lượng mà loa có thể đạt được. Có 2 loại công suất của loa mà chúng ta phải lưu ý là công suất đỉnh và công suất tối đa.
Công suất đỉnh chính là mức âm lượng mà loa vẫn thường xuyên sử dụng trong thời gian dài. Còn với công tối đa, bạn chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn để đạt được mức công suất tối đa. Nếu bạn sử dụng công suất đỉnh trong một thời gian dài, loa sẽ bị hỏng và củ bass, thậm chí là khiến loa bị cháy và ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của loa.
Khi chọn amply, bạn cũng nên lưu ý đến công suất của amply để cho công suất của amply nhỏ hơn hoặc bằng với công suất của loa với điều kiện mức trở kháng của loa phải luôn lớn hơn hoặc bằng so với trở kháng của amply.
Ngoài ra, bạn cũng thể dựa vào diện tích phòng nghe để lựa chọn loa có công suất hợp lý. Tránh việc chọn loa có công suất quá lớn hoặc quá nhỏ so với diện tích phòng nghe.
Các dòng loa trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại công suất khác nhau từ vài W đến hàng nghìn W. Vì thế, người dùng cần tìm hiểu đồng thời lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mục đích nhất. Tránh trường hợp bị mất tiền oan mà không đáp ứng được nhu cầu của mình.
4. Độ nhạy của loa
Độ nhạy của loa chính là thông số kỹ thuật loa có thể thể hiện được âm lượng của loa. Đơn vị đo là decibel (dB). Thông thường, một đôi loa sẽ độ nhạy ở mức 80dB – 90 dB. Để dễ hiểu hơn, các bạn cũng có thể xem với mỗi độ nhạy và như âm lượng của loa có thể phát ra bao nhiêu với khoảng cách 1m trong bảng sau:
Một số âm lượng bạn có thể bắt gặp trong khi tìm hiểu và sử dụng loa như:
- 40dB: Không gian phòng khách rất im lặng
- 60dB: Hai người nói chuyện với nhau với khoảng cách là 1,5 m
- 80dB: Tiếng hét lớn của một người
- 90 – 100dB: Là tiếng tàu khi bạn đứng gần với đường ray
- 130 – 150dB: Tiếng của một động cơ máy bay phản lực có khoảng cách của người nghe là 30m
Theo lý thuyết, nếu như quãng đường âm thanh của loa tăng lên gấp đôi thì âm lượng của loa sẽ bị giảm đi 6dB. Đây là cách tính giúp bạn tính được bộ loa phù hợp cho căn phòng của bạn có công suất là bao nhiêu.
5. Trở kháng của loa
Trở kháng của loa chính là một trong những thông số kỹ thuật loa phức tạp nhất. Trở kháng được đo bằng đơn vị là ohm cho biết tính chất giới hạn của dòng điện đi vào loa.
Không chỉ quan trọng đối với loa, trở kháng còn là thông số giúp người dùng để tâm khi lựa chọn amply. Bởi nếu như việc ghép nối không phù hợp sẽ dẫn đến thiết bị hỏng, chập cháy, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống âm thanh nhà bạn. Điều này đặc biệt được chú trọng khi lắp đặt các thiết bị âm thanh hội trường, âm thanh sự kiện,..
Thông trường, người dùng nên lựa chọn loại amply có mức trở kháng từ 6 ohm cho đến 8 ohm. Vì với mức này, loa có thể được ghép nối một cách hoàn hảo với hầu hết các amply có mặt trên thị trường.
Tuy nhiên, với những loại loa có trở kháng 4 ohm hay 10 ohm thì người dùng phải thận trọng trong quá trình chọn mua. Thông thường, với những dòng loa cao cấp, chất lượng, có giá thành đắt hơn thì thường sẽ có mức trở kháng thấp.
6. Đáp tuyến tần số
Đáp tuyến tần số hay còn gọi là dải tần số của loa thể hiện khả năng tái tạo âm thanh. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, tần số mà con người có thể nghe thấy, là mức dao động trong khoảng 20Hz – 20kHz. Vì vậy, bạn nên cố gắng lựa chọn loa nằm trong dải tần số đáp tuyến này để đảm bảo được âm thanh không bị ồn và gây khó chịu cho người nghe.
7. Kích thước và trọng lượng loa
Kích thước cũng như trọng lượng loa chính sẽ cho bạn biết hình dáng bên ngoài của loa to hay nhỏ, nặng hay nhẹ. Nghe thì có vẻ nó không quan trọng nhưng yếu tố này sẽ quyết định đến sự thẩm mỹ cũng như cách lắp đặt. Và nếu bạn để ý khi đóng thùng loa toàn dải thì người ta thường rất chú trọng các các yếu tố này.
Với những không gian hẹp, thì bạn chỉ nên lựa chọn loại loa có kích thước vừa phải, với trọng lượng thấp. Vừa tăng được tính thẩm mỹ vừa dễ dàng trong việc lắp đặt. Với không gian rộng hơn thì loa có kích thước lớn sẽ là lựa chọn hàng đầu. Điều này sẽ giúp cho việc cân đối không gian cho bạn tốt hơn.
Có thể giữa các loại loa như loa hội trường JBL, loa hội trường LYNZ, loa hội nghị Bose,.. người dùng thường băn khoăn không biết chọn loại nào? Tùy thuộc vào không gian cũng như diện tích phòng mà bạn có thể tìm đến những dòng loa phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, loa có trọng lượng càng nặng thì có khả năng âm thanh sẽ càng chính xác.
Hy vọng bài viết này của chuyên mục Tư vấn âm thanh đã giúp bạn có thể hiểu được ý nghĩa và đọc được các thông số kỹ thuật loa. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp về giá loa hội trường, loa hội nghị, loa dàn karaoke,… hay các thiết bị khác như amply cho loa âm trần, loa siêu trầm,…, bạn đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với Việt Mới Audio để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: Toà Nhà 110 Trần Vỹ – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh
- Số 1039 Cách Mạng Tháng 8, P7, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Xóm 9, Phạm Ngũ Lão, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
- Tòa Wyndham số 02 Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Hotline: 0977 38 9999
- Website: https://vietmoiaudio.com/
- Email: vietmoiaudio@gmail.com