Mạch bảo vệ loa là một bộ phận rất quan trọng giúp loa hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng chập cháy khi thiết bị hoạt động quá tải hoặc trong trường hợp phối ghép các thiết bị âm thanh không phù. Vậy cách sử dụng mạch bảo vệ này như thế nào? Có thể tự làm mạch này được không? Hãy cùng Việt Mới Audio tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Mạch bảo vệ loa là gì?
Mạch bảo vệ loa là một bộ phận được bố trí trong loa với chức năng giúp giảm thiểu các vấn đề như sock điện, chập điện, cường độ tín hiệu tăng,… trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạch loa này sẽ giúp cho toàn bộ hệ thống dàn âm thanh của mình được bảo vệ.
>>>> Đừng Bỏ Qua: TOP 10 các hãng loa nổi tiếng trên thế giới có chất lượng “siêu đỉnh”
2. Lý do nên sử dụng mạch bảo vệ loa
Sau đây là một số yếu tố dẫn đến tình trạng loa bị cháy:
- Micro hú với tần suất nhiều và lâu
- Loa bị quá tải trong quá trình sử dụng
- Công suất của amply không đủ để gánh những loa có công suất lớn
- Sử dụng loa sai mục đích.
- Cách chia crossover không hợp lý
- Không biết cách chỉnh Equalizer
- Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác
- Vô ý gây ra những tiếng nổ lớn
- Thiếu Headroom
- Tín hiệu từ Mixer, Effect, Equalizer bị quá tải trước khi xuống amply
- Không đem sửa loa kịp thời khi xảy ra hư hỏng
Từ những nguyên nhân gây ra cháy loa như trên, nhiều người thường nghĩ đến việc thiết kế một mạch để có thể bảo vệ loa tốt nhất. Do đó, mạch bảo vệ loa được ra đời và dần được ưa chuộng trên thị trường. Việc sử dụng mạch bảo vệ này sẽ giúp cho hệ thống âm thanh có thể hoạt động ổn định và bền bỉ. Linh kiện này không chỉ bảo vệ riêng loa mà còn bảo vệ các thiết bị khác trong bộ dàn được an toàn nếu bất kỳ thiết bị nào xảy ra chập cháy.
Một số thiết bị loa hiện đại hiện nay thường được trang bị thêm tính năng tự động ngắt khi quá tải giảm thiểu tình trạng cháy loa. Tuy nhiên, đó là ở một số hệ thống âm thanh quy mô vừa và lớn, có sự phối ghép đồng bộ. Còn các thiết bị phối ghép rời thì rất ít được trang bị thêm tính năng bởi rất khó có thể tính toán giá trị của mạch.
>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Nguyên nhân loa bị sôi & cách khắc phục loa rè nhanh, gọn, lẹ
3. Cách sử dụng mạch bảo vệ loa
>>>> Tìm Hiểu Thêm: amply Denon PMA 1600NE
3.1 Mạch bảo vệ cho loa Replay đơn giản
Mạch này được sử dụng trong 2 trường hợp:
- Trường hợp 1 – Loa đang phát thì bị chập mạch
Nhiều loại mạch công suất có mạch hạn dòng. Khi bị chập thì mạch sẽ giới hạn công suất dòng điện cung cấp lên loa. Các loại mạch này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tín hiệu của âm thanh. Do đó, hiện có nhiều dòng amply phổ thông đã không còn sử dụng loại mạch này.
Mạch bảo vệ cho loa Replay thường chỉ lắp được cho các dàn âm thanh có công suất lớn và đồng bộ. Còn đối với các thiết bị rời thì rất khó để có thể xác định giá trị của mạch.
- Trường hợp 2 – Dây loa bị chập trước lúc bật amply
Bạn hãy sử dụng một tiếp điểm thừa của dây loa trong trạng thái tắt để nối với mạch đo ôm. Lúc mở máy, mạch trong amply sẽ đo và kiểm soát hoàn toàn trở kháng của loa. Nếu trở kháng trong dây loa >2 Ohms thì mạch bảo vệ này sẽ hoạt động.
Mạch này sẽ bảo vệ loa một cách tự động và vô cùng đơn giản phòng trường hợp những chiếc amply đang hoạt động bình thường lại xảy ra tình trạng chập mạch. Mạch này rất nhỏ, không cần đến nguồn nuôi, có thể tích hợp luôn ở bên trong thùng loa. Mạch bảo vệ này phát huy tác dụng tối đa khi sử dụng cho các dòng amply karaoke gia đình có công suất từ 100W – 500W hoặc từ 50 – 200W.
>>>> Không Nên Bỏ Qua: Loa bass là gì? 5 loại loa bass được sử dụng phổ biến hiện nay
3.2 Mạch bảo vệ loa Treble
Khi micro bị hú rít hoặc amply hoạt động quá công suất, loa treble sẽ là thiết bị bị ảnh hưởng đầu tiên. Do đó, việc sử dụng mạch bảo vệ cho loa treble là vô cùng cần thiết. Sau đây là cách sử dụng mạch bảo vệ này:
- Kết nối đầu mạch có đuôi đèn với amply, đầu còn lại thì nối với loa treble
- Điều chỉnh điện áp ra loa trong khoảng 24 VAC (dùng cho loa treble 750, 790,…)
- Cung cấp điện thế vào khoảng 70 đến 80 VAC để amply có thể hoạt động cực đại. Nhờ có hộp bảo vệ này nên điện áp ở hai đầu loa được điều chỉnh vào khoảng 24 VAC.
- Nếu thùng loa sử dụng mạch phân tần, bạn có thể bỏ hoặc vẫn giữ lại mạch phân tần. Trong trường hợp giữ lại mạch phần tần, nếu cảm thấy loa nghe hơi nhỏ, bạn hãy nối 2 đầu của con tụ màu vàng trong hộp bảo vệ lại với nhau.
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Loa mất tiếng 1 bên do nguyên nhân gì? Cách sửa loa hiệu quả
Mong rằng sau khi đọc nội dung bài viết trên đây bạn sẽ hiểu được mạch bảo vệ loa là gì, khi nào nên sử dụng linh kiện này. Tuy nhiên, để đảm bảo loa có thể hoạt động ổn định trong bộ dàn âm thanh, bạn nên tìm đến những đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp như Việt Mới Audio. Chúng tôi sẽ cung cấp những sản phẩm loa chất lượng và hỗ trợ lắp đặt vào dàn âm thanh. Liên hệ đến 0977389999 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
>>>> Tiếp Tục Với: