Transistor là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của transistor

Transistor là gì? Cấu tạo và phân loại transistor? Làm thế nào để xác định đúng chân của transistor? Trong bài viết này, Việt Mới Audio sẽ chia sẻ bạn những kiến thức liên quan đến linh kiện transistor. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Transistor là gì?

Transistor là loại linh kiện bán dẫn chủ động thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc khóa điện tử. Transistor có khả năng phản hồi nhanh chóng và chính xác, được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và kỹ thuật số, bao gồm: Mạch khuếch đại, điều chỉnh điện áp, dao động và điều khiển tín hiệu.

Về mặt cấu tạo, bao gồm hai lớp bán dẫn được ghép điện, ghép nối một phần bán dẫn công suất âm giữa hai phần bán dẫn dương sẽ tạo ra một bóng bán dẫn loại PNP. Sau đó, ghép một bán dẫn dương vào giữa hai bán dẫn âm để được một NPN.

Transistor là gì
Transistor là gì?

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Bộ giải mã âm thanh DAC là gì? Công dụng của bộ giải DAC

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Transistor

Transistor có 3 lớp bán dẫn ghép với nhau từ 2 mối tiếp giáp P – N. Nếu ghép theo thứ tự PNP thì được transistor thuận, ghép theo thứ tự NPN sẽ được transistor ngược. Ba lớp bán dẫn sẽ nối thành 3 cực. Cực gốc kí hiệu là B, hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối thành cực phát E và cực thu C. Cực phát E và cực thu C không thể hoán đổi vị trí cho nhau.

Cấu tạo transistor
Cấu tạo transistor

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Biến loa thường thành loa sub đơn giản chỉ trong 1 nốt nhạc

Nguyên lý hoạt động của transistor rất đơn giản, khi đặt một điện áp vào chân B (điện thế kích hoạt) theo một chiều thì hai chân E-C được nối giống như một dây dẫn thông thường.

  • Cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực thu C và cực phát . Trong đó nguồn dương (+) vào cực C và nguồn âm ( – ) vào cực E.
  • Nguồn 1 chiều UBE đi qua công tắc, trở hạn vào cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
  • Lúc này khi mở công tắc, mạch tích hợp  0 tuy là cực C và E đã được cấp điện.
  • Đóng công tắc, có 1 dòng điện chạy từ cực dương nguồn UBE qua công tắc. Sau đó đi qua R và BE cực âm dòng IB.
  • Dòng IB xuất hiện khi dòng IC chạy qua CE để sáng bóng đèn và mạnh hơn dòng IB nhiều lần.
  • Khi dòng IC phụ thuộc hoàn toàn vào dòng IB. Trong đó, IC và IB lần lượt là dòng chạy qua CE và BE.
Nguyên lý hoạt động transistor
Nguyên lý hoạt động của transistor

>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Trở kháng là gì? Công thức tính trở kháng chuẩn xác nhất

3. Phân loại transistor

Trên thế giới transistor có rất nhiều loại khác nhau. Các loại transistor sẽ được chia ra làm 3 nhóm như sau:

  • Point Contact Transistor: Point Contact Transistor được phát minh sử dụng gecmani làm chất bán dẫn với hai dây đồng phốt pho. Một xung dòng điện mạnh được sử dụng để làm nóng chảy dây dẫn và khuếch tán phốt pho từ dây sang germani, điều này tạo ra một khu vực kiểu P xung quanh các dấu chấm. Từ đó, cấu trúc PNP được hình thành.
  • BJT Transistor: BJT là loại Transistor được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. BJT transistor thường được gọi là transistor lưỡng cực vì được cấu tạo từ 2 đi ốt. Chúng ta hay gọi NPN transistor hoặc PNP transistor thay vì gọi BJT. Chữ P và N dùng để chỉ diện tích của Silicon bán dẫn pha tạp là âm hay dương.
  • FET Transistor: FET cũng là một loại Transistor khá phổ biến trên thị trường hiện nay. FET còn được gọi là transistor hiệu ứng trường. FET không yêu cầu dòng đầu ( tín hiệu hoặc dòng phân cực) nên FET có một trở kháng ngõ vào lớn, đây là ưu điểm của FET mà BJT transistor không có.

BJT Transistor và FET Transistor là 2 loại được lưu hành nhiều nhất trên thị trường và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên để bạn dễ hình dung nhất, chúng tôi sẽ chia sẽ kiến thức về 3 loại transistor trên.

4. Cách xác định chân cho Transistor NPN PNP

Bóng bán dẫn được chia thành hai loại: NPN transistor và PNP transistor. Mỗi loại hoạt động khác nhau. Do đó, việc quan trọng khi cầm trên tay một con transisto thì phải biết được là loại NPN hay PNP và thứ tự các chân. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra đơn giản nhất:

  • Bước 1 Xác định chốt B: Thực hiện phép đo trên hai chốt bất kỳ, trong đó 2 lần đo sẽ được thực hiện về chuyển động của kim đồng hồ. Chốt chung cho hai phép đo là chân B.
  • Bước 2 Xác định PNP hay NPN: Sau khi xác định được chân B, hãy quan sát đầu dò nối với chân B là màu đỏ hay đen để phán đoán. Nếu chân kết nối với chân B có màu đỏ thì đó là PNP và ngược lại.
  • Bước 3 Xác định các chân C và E: Chuyển đồng hồ sang số ôm trên x100.

Đối với PNP: Giả sử một chân là chân C và chân còn lại là chân E. Nối que đen vào chân C và que đỏ vào chân E (que đỏ vào cực âm của chuông pin). Trong khi giữ tiếp xúc 2 chân còn lại, đưa chân B tiếp xúc với que đen, nếu kim di chuyển nhiều hơn so với giả thiết của chân ngược lại thì giả thiết ban đầu là đúng, ngược lại giả thiết ban đầu đương nhiên là sai và các chân có thể được thay đổi.

Đối với NPN: Tương tự nhưng với màu ngược lại.

Transistor là gì
Xác định chân của transistor

5. Điểm khác nhau giữa Thyristor và Transistor là gì?

Một loại linh kiện bán dẫn khác có cấu tạo giống bóng bán được sử dụng khá phổ biến đó là thyristor, thyristor hay còn gọi là chỉnh lưu silicon có điều khiển là phần tử bán dẫn có lớp bán dẫn, được dùng để chỉnh lưu dòng điện có điều khiển. Sự khác nhau cơ bản giữa thyristor và transistor là:

  • Về lớp chất bán dẫn: Thyristor có 4 lớp và transistor có 3 lớp.
  • Về  suất: Thyristor có thể chứa một lượng điện năng lớn hơn.
  • Ứng dụng: Bóng bán dẫn như một thiết bị chuyển mạch hoặc bộ khuếch đại và thyristor thì không làm bộ khuếch đại được.
  • Về việc duy trì dòng điện: Transistor yêu cầu dòng đầu vào liên tục còn thyristor thì không.
Transistor là gì
Phân biệt Transistor và Thyristor

Trên đây là thông tin đã giúp bạn hiểu được transistor là gì và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của linh kiện này. Mong rằng qua bài chia sẻ này các bạn sẽ nắm chắc và vận dụng được các loại transistor phù hợp với linh kiện điện tử. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho Việt Mới Audio thông qua hotline 0977 38 9999.

>>>> Đừng Bỏ Qua:

5/5 - (100 bình chọn)
Chat Facebook