Bạn không biết những hành vi nào được xem là vi phạm quy định về đảm bảo trật tự chung? Bạn muốn biết quy định về xử phạt gây tiếng ồn? Bạn cần tìm hiểu về mức độ xử phạt đối với hành vi gây ra tiếng ồn? Hãy đến với bài viết dưới đây của Việt Mới Audio để cùng tìm hiểu nhé!
>>>> Tư Vấn Giải Pháp: Hệ thống âm thanh thông báo
1. Giới hạn tiếng ồn được cho phép theo quy định Nhà nước
Theo mục 2.1 của Thông tư 39/2010/TT-BTNMT, giới hạn tối đa cho phép của âm thanh công cộng là:
- Tại khu vực đặc biệt (Nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa, cơ sở y tế,…): 55dBA từ 6 đến 21h, 45dBA từ 21 đến 6h.
- Tại khu vực thông thường (Nhà riêng, khu chung cư, nhà nghỉ, khách sạn, cơ quan hành chính,…): 70dBA từ 6 đến 21h, 55dBA từ 21 đến 6h.
2. Quy định về xử phạt gây tiếng ồn theo Nghị định 167
Nghị định 167/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 12 tháng 11 năm 2013. Quy định này được ban hành nhằm xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như: An ninh, trật tự xã hội, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội,… Cụ thể:
- Hành vi tụ tập đông người gây mất trật tự ở những nơi công cộng sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng (Trích dẫn từ điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
- Hành vi gây ra ồn ào hay những tiếng động lớn nơi dân cư sinh sống, công cộng từ 22h đến 6h sáng của ngày hôm sau sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng (Trích dẫn từ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
- Những người không thực hiện đúng các quy định về giữ trật tự tại các bệnh viện, trường học, khu điều dưỡng hoặc những nơi khác được yêu cầu sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng (Trích dẫn từ điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
- Hành vi kinh doanh ăn uống quá khung giờ quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng (Trích dẫn từ điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
- Hành vi dùng trống, còi, loa phóng thanh, kèn,… hoặc những thiết bị khác để cổ động tại khu vực công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng (Trích dẫn từ khoản 2 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, quy định về tiếng ồn còn có hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật là công cụ thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 6 cũng được quy định khoản 3 Điều 6 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
3. Quy định về xử phạt gây tiếng ồn theo Nghị định 155
Nghị định 155/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2016. Nghị định quy định chi tiết về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể:
- Hành vi gây ra tiếng ồn dưới 02 dBA sẽ bị xử phạt cảnh cáo (Trích dẫn từ khoản 1 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 02 đến dưới 05 dBA sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 2 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 05 đến dưới 10 dBA sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 20.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 3 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 10 đến dưới 15 dBA sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 – 40.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 4 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 15 đến dưới 20 dBA sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 – 60.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 5 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 20 đến dưới 25 dBA sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 – 80.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 6 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 25 đến dưới 30 dBA sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 – 100.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 7 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 30 đến dưới 35 dBA sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 – 120.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 8 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn từ 35 đến dưới 40 dBA sẽ bị phạt tiền từ 120.000.000 – 140.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 9 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
- Hành vi gây ra tiếng ồn trên 40 dBA sẽ bị phạt tiền từ 140.000.000 – 160.000.000 VND (Trích dẫn từ khoản 10 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)
>>>> Đọc Thêm: PA system là gì? Ứng dụng của hệ thống âm báo PA
4. Giải đáp một số thắc mắc về việc xử phạt vì gây tiếng ồn
4.1 Hành vi vi phạm âm thanh ở khu dân cư bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm quy định về xử phạt gây tiếng ồn ở khu dân cư được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, hành vi này phải bị xử phạt hành chính và chủ thể vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả.
Trong Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT – Thông tư quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực môi trường, giới hạn tối đa tại các khu vực thông thường như: Nhà ở, nhà nghỉ, cơ quan hành chính,… là 70 dBA (6h – 21h) – 55 dBA (21h – 6h). Ngoài ra, những hành vi kinh doanh, sinh hoạt có tiếng ồn vượt quá quy định trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
>>>> Tư Vấn Lắp Đặt: Hệ thống loa truyền thanh xã
4.2 Gây tiếng ồn sau 22h có bị phạt không?
Hành vi gây tiếng ồn sau 22h đến 6h sáng của ngày hôm sau được xem là hành vi vi phạm về quy định về xử phạt gây tiếng ồn. Theo đó, nếu gây tiếng ồn vào thời điểm này, bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 VND (Trích dẫn từ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, nếu bạn tạo ra tiếng ồn vượt quá giới hạn quy định về quy chuẩn kỹ thuật thì cũng sẽ bị xử phạt theo khoản 1 – 10 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về tiếng ồn sẽ thuộc về UBND xã (phường) nơi mà bị đơn cư trú.
4.3 Hát karaoke có bị phạt vì gây ra tiếng ồn không?
Hành vi hát karaoke gây ra tiếng ồn sau 22h vi phạm quy định về xử phạt gây tiếng ồn. Hành vi này sẽ bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 2 triệu đồng với tổ chức (Trích dẫn từ Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh đó, mục 2.1 quy chuẩn về tiếng ồn được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT cũng quy định về giới hạn tối đa của tiếng ồn được cho phép như sau:
- Những nơi đặc biệt:
- 6h – 21h: 55 dBA
- 21h – 6h: 45 dBA
- Những nơi thông thường:
- 6h – 21h: 70 dBA
- 21h – 6h: 55 dBA
Trong đó:
- Những nơi đặc biệt là khu vực ở bên trong hàng rào của các nơi như: Thư viện, trường học, chùa, nhà thờ,…. và những nơi có quy định đặc biệt khác.
- Những nơi thông thường là nhà ở, chung cư, khách sạn, cơ quan hành chính,…
Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm những quy định liên quan đến bảo đảm trật tự chung cũng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Hành vi vi phạm yêu cầu về giữ gìn trật tự chung trong những nơi như: Bệnh viện, trường học, khu điều dưỡng,… và những khu vực khác có quy định sẽ bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
- Hành vi kinh doanh ăn uống quá giới hạn được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định sẽ bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
- Hành vi dùng trống, còi, loa phóng thanh, kèn,… hoặc những thiết bị khác để cổ động tại khu vực công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng kèm theo tịch thu tang vật.
Lưu ý: Trên đây là các quy định phạt đối với cá nhân. Tổ chức nếu vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt của cá nhân.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến quy định về xử phạt gây tiếng ồn mà Việt Mới Audio muốn tư vấn cho bạn. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức pháp luật hữu ích. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị âm thanh, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
>>>> Tiếp Tục Với: