Quy định về loa phát thanh hiện nay tại khu vực tỉnh thành

Những quy định về loa phát thanh là một trong những giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của thiết bị này đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ về những quy định này một cách cụ thể chưa? Có những phương pháp nào ngoài những quy định có thể giúp loa phát thanh phát huy được vai trò của mình không? Cùng Việt Mới Audio tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ảnh hưởng của loa phát thanh

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, các công cụ truyền tin ngày càng hiện đại hơn, giúp việc truyền thông tin trở nên dễ dàng. Từ đó, vai trò truyền thông tin của các thiết bị truyền tin truyền thống như loa thông báo ngày càng ít đi. Thậm chí, với một số người, việc phát loa phát thanh làm ồn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Tuy gây ảnh hưởng nhiều nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của loa nén phóng thanh. Một số trường hợp cần đến sự có mặt của loa phát thanh như:

  • Truyền thông tin cho người cao tuổi – những người ít tiếp xúc với các công cụ hiện đại như điện thoại, tivi,…
  • Thông tin kịp thời cho những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng.
  • Tuyên truyền những vấn đề cấp thiết như dịch bệnh hay bão lũ,… để người dân có biện pháp phòng tránh.
  • Thông báo lịch tiêm phòng, lịch cắt điện,… kịp thời đến người dân.
  • Thông tin cảnh báo đến người dân về những vụ trộm cắp hay lừa đảo diễn ra trên địa bàn.
  • Trong những trường hợp bất khả kháng như mất điện trên diện rộng thì đây là phương tiện cần thiết để thông tin đến người dân.
Quy định về loa phát thanh
Loa phát thanh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Loa cầm tay sạc điện | Top 5 loa cầm tay NGON-BỔ-RẺ

2. Quy định về việc phát loa phát thanh ở thành thị

Để hạn chế sự ồn ào, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành những quy định về loa truyền thanh công cộng như sau:

2.1 Về độ ồn

Ở khu vực thành thị, một số quy định về độ ồn của loa thông báo không dây và có dây cụ thể theo mật độ dân cư từng khu vực được ban hành. Cụ thể:

Quy định về loa phát thanh Độ ồn (dB)
Từ 500 – 1000 dân/km² Dưới 50 dB
Từ 1000 – 1500 dân/km² Dưới 55 dB
Khu vực Từ 1500 – 2500 dân/km² Dưới 60 dB
Từ 2500 – 3500 dân/km² Dưới 65 dB
Từ 3500 – 5000 dân/km² Dưới 75 dB
Trên 5000 dân/km² Dưới 85 dB
Quy định về việc phát loa phát thanh
Quy định về độ ồn ở khu vưc thành thị

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Hệ thống loa truyền thanh xã gồm thiết bị nào? Giải pháp lắp đặt

2.2 Về kỹ thuật

Đối với khu vực thành thị, có một số quy định về kỹ thuật mà mỗi cụm phát thanh phải đảm bảo như:

  • Thay thế hệ thống có dây sang hệ thống loa phát thanh không dây để tiện sử dụng và quản lý.
  • Mỗi cụm phát phải được cung cấp internet một cách đầy đủ.
  • Nguồn cấp điện trong mỗi cụm loa là nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế U = 90 – 240V/50Hz. Trong trường hợp xảy ra các sự cố như mất điện thì có thể lắp thay thế nguồn điện 1 chiều với hiệu điện thế U = 12 -24V.
  • Loa phát thanh phải có công suất thấp hơn 100W để âm thanh phát ra tránh bị gắt, chói.
  • Có thể được thu và phát sóng theo các cấp.
  • Công suất tối thiểu của loa hoạt động ngoài trời phải là 25W.
  • Loa phải được phát sóng tự động thông qua các phần mềm quản lý từ xa.
  • Ngoài ra, các thiết bị quản lý phải được trang bị được ổ cứng có dung lượng tối thiểu là  500G, chip Core i3 trở lên, RAM 4G, đầu đọc CD/DVD cùng nhiều yêu cầu khác.
Quy định về việc phát loa phát thanh
Quy định về kỹ thuật

2.3 Quy định mở loa 

Quy định về thời gian mở phát loa phát thanh được ban hành năm 2021 tại Hà Nội là:

  • Chỉ được truyền phát tin tối đa 2 buổi 1 ngày đối với huyện, thị xã.
  • Một tuần không được mở quá năm ngày.
  • Không mở loa vào thứ bảy và chủ nhật, trừ trường hợp cấp thiết.
  • Thời gian một chương trình phát sóng tối đa là 45 phút, tính cả thời gian tiếp sòng.
  • Không được phát loa quá 15 phút một buổi đối với ngày chủ nhật, kể cả trường hợp đặc biệt.
Quy định về loa phát thanh
Quy định thời gian mở loa

2.4 Nội dung phát

Một số quy định về nội dung phát của loa phát thanh ở khu vực thành phố như sau:

  • Thông tin được phát phụ thuộc vào khu vực thực tế và cụm phát sẽ thực hiện.
  • Nội dung phát phải để dưới dạng CDC, VCD hoặc các file âm thanh đã được biên tập, phê duyệt trước.
  • Cần có chỉ đạo của cấp truyền thanh trên đối với những thông tin tuyên truyền.
  • Những thông tin nội bộ khu vực cần được phối hợp bởi các cơ quan khác và thông báo để người dân nắm bắt khi cần thiết.
Quy định về việc phát loa phát thanh
Quy định về nội dung phát

3. Quy định về loa phát thanh ở khu vực nông thôn

Tại khu vực nông thôn, những quy định về loa phát thanh cũng có những thay đổi cho phù hợp. Cụ thể như:

3.1 Quy định về độ ồn

Tương tự như ở khu vực thành thị, những quy đình về độ ồn ở nông thôn được quy định:

Quy định về loa phát thanh Độ ồn (dB)
dưới 100 dân/km² Dưới 50dB
từ 100 – 500 dân/km² Dưới 60dB
Khu vực từ 500 – 1000 dân/km² Dưới 65dB
từ 1000 – 1500 dân/km² Dưới 70dB
từ 1500 – 2000 dân/km² Dưới 80dB
từ 2000 – 2500 dân/km² Dưới 85dB
trên 2500 dân/km² Dưới 85dB
Quy định về loa phát thanh
Quy định về độ ồn tại khu vực nông thôn

3.2 Quy định về việc mở loa phát thanh

Một số quy định về việc mở loa phát thanh hiện nay ở khu vực nông thôn:

  • Một ngày chỉ được mở tối đa là hai buổi sáng và chiều.
  • Có thể gia tăng số lượng trong những trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai.
  • Số lượng chương trình phát có thể tăng lên nhưng một chương trình không được tăng quá 30 phút.
  • Thời lượng phát thông thường chỉ được tối đa 45 phút/buổi.
  • Chỉ được phép phát vào thứ bảy và chủ nhật đối với thông tin thực sự cần thiết và mỗi lần không quá 15 phút.
Quy định về việc phát loa phát thanh
Quy định về mở loa phát thanh

3.3 Quy định về mặt kỹ thuật

Những quy định về mặt kỹ thuật ở nông thôn không có sự thay đổi nhiều so với khu vực thành thị.

  • Cần trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết cho hệ thống để phục vụ nhu cầu truyền phát thông tin.
  • Trong trường hợp sử dụng hệ thống truyền thanh không dây FM thì cần sử dụng thiết bị thực sự tương thích tự động để có thể đáp ứng những nhu cầu sử dụng cơ bản nhất.
  • Có thể kết nối với đài truyền thanh được ứng dụng công nghệ mới, và có thể chuyển đổi từ analog sang dạng digital và ngược lại.
  • Cụm loa cần có chất lượng âm thanh cần rõ ràng, dễ nghe, không bị chói khi gần nhà dân và có thể nghe rõ dù ở xa.
  • Công suất tối thiểu của loa là từ 25 – 30W.
Quy định về loa phát thanh
Quy định về kỹ thuật khu vực nông thôn

4. Quy định mở loa phát thanh ở các tỉnh thành 

Những quy định về loa phát thanh cũng được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện các tỉnh thành khác nhau.
Miền Bắc

  • Mỗi chương trình được phát với thời hạn không quá 45 phút và thường được phát sau 6 giờ sáng.
  • Để có thể rút gọn thời gian phát, cần hạn chế tối đa việc tiếp sóng ở các đài.

Miền Trung

  • Tại các tỉnh thành miền Trung, thời gian phát tối đa một chương trình thường là 45 phút và được phát sau 6 giờ sáng. Vào buổi chiều không được phát muộn hơn 18 giờ.
  • Không tiếp sóng quá 30 phút đối với đài cấp trên.

Miền Nam

  • Tại các tỉnh thành miền Nam, thời gian phát tối đa một chương trình thường là 45 phút và được phát sau 6 giờ sáng. Vào buổi chiều không được phát muộn hơn 18h30.
  • Không tiếp sóng quá 30 phút đối với đài cấp trên.
Quy định về loa phát thanh
Mỗi khu vực có sự khác nhau về quy định

5. Các quy định mới về loa phát thanh có giải quyết được vấn đề gây ồn?

Với những quy định về loa phát thanh như trên, phần nào các vấn đề đã được giải quyết. Những quy định này đã hạn chế đến mức tối thiểu những tác động của tiếng ồn đến người dân nhưng vẫn đảm bảo vai trò truyền tin đến mọi người, kể cả người cao tuổi.

Quy định về việc phát loa phát thanh
Quy định về loa phát thanh phần nào giải quyết được vấn đề

6. Cách khắc phục tình trạng loa phát thanh gây ồn

Tuy những quy định mới này có thể khắc phục được phần nào những ảnh hưởng không tốt của loa phát thanh nhưng vẫn chưa thể giải quyết được một cách triệt để. Rất  nhiều trường hợp vào ban đêm, hay thậm chí cả ban ngày, các cụm loa bị nhiễu sóng và phát ra những âm thanh rè rất khó chịu.

Một cách để loại bỏ tình trạng này là thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống loa phát thanh mới với nhiều tính năng hơn. Việc sử dụng hệ thống mới sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Chất lượng âm thanh phát ra được rõ ràng, chân thực hơn.
  • Khi nghe không gặp tình trạng vỡ tiếng hay chói tai.
  • Vào ban đêm không còn tình trạng lẫn sóng hay nhiễu sóng.
  • Âm thanh phát đi được xa hơn mà không cần dùng đến quá nhiều cụm loa như trước.
Quy định về loa phát thanh
Sử dụng hệ thống loa phát thanh mới

Bài viết trên là những thông tin về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay cùng những quy định về loa phát thanh ở cả khu vực thành thị và nông thôn để hạn chế tình trạng đó. Mong rằng những thông tin mà Việt Mới Audio cung cấp hữu ích với bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

>>>> Xem Thêm: Loa phóng thanh cầm tay bán chạy, giá rẻ nhất năm nay

5/5 - (100 bình chọn)
Chat Facebook