Giọng mũi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục giọng nasal

Nhiều người người nghe cảm thấy khó chịu khi nghe giọng mũi, trong khi đó một số khác lại tỏ ra vô cùng hứng thú với loại âm thanh này. Vậy giọng mũi là gì, nguyên nhân nào gây hát giọng mũi? Làm thế nào để khắc phục và loại bỏ giọng mũi? Hãy cùng Việt Mới audio tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Giọng mũi là gì?

Giọng mũi( hay còn gọi là giọng nasal) là loại giọng có âm thanh rất cao và sáng. Tuy nhiên, âm thanh khi phát ra lại bị nghẽn ở mũi làm cho chất giọng không được rõ ràng tròn trịa. Đôi khi giọng mũi quá chói tai sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu. 

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Tone là gì? Cách xác định tone bài hát và giọng của mỗi người

2. Nguyên nhân gây hát giọng mũi

Giọng mũi lại loại âm thanh khiến đa số người nghe cảm thấy rất khó chịu. Việc tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng giọng mũi là rất quan trọng. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân chính như sau:

  • Chưa biết cách điều khiển và điều chỉnh độ cao âm thanh và giọng mũi 
  • Thanh đới bị đẩy quá nhiều hơi khiến nó siết chặt và chặn dòng hơi
  • Do một số tình trạng như hàm ếch mềm hạ thấp, cuống lưỡi căng quá cứng
  • Hát với hơi thở nông, chưa dồn nén lực khiến âm thanh bị nghẹn lại và yếu
  • Do bẩm sinh bị âm mũi( hay còn được gọi là Hyponalsol)
giọng mũi là gì
Nâng vòm miệng lên khi hát

3. Cách kiểm tra có bị giọng nasal hay không

Thực ra, có rất nhiều cách để bạn kiểm tra xem liệu mình có đang bị hát giọng nasal hay không. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu hai cách mà bạn có thể thử để tự kiểm tra âm giọng của mình. 

  • Các đầu tiên mà bạn có thể áp dụng là tự chọn một bài hát mình yêu thích. Sau đó, hãy hát một đoạn nhạc trong khi bạn thực hiện giữ chặt mũi. Trong trường hợp bạn có âm thanh cân bằng cộng lưởng, âm giọng mà bạn phát ra lúc này sẽ vẫn rất ổn định. Ngược lại, nếu bạn bị giọng mũi thì âm thanh sẽ thay đổi, bị nghẹn và yếu hơn bình thường. 
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử cách vừa nhéo miệng vừa nói để kiểm tra chất giọng của mình. Trong tình huống này, bạn có thể cảm thấy các ngón tay rung lên. Điều đó biểu hiện khả năng bạn bị giọng mũi rất cao. Ngược lại, nếu không cảm thấy điều gì khác biệt thì bạn có chất giọng tốt và rất ổn định. 

4. Cách khắc phục và loại bỏ hát giọng mũi là gì?

4.1 Nâng vòm miệng lên khi hát

Vòm miệng là phần thiết yếu trong miệng. Bộ phận này có tương tác trực tiếp với lưỡi và có vai trò quan trọng trong việc phát ra âm thanh. Vòm miệng sẽ di chuyển lên xuống khi chạm vào lưỡi. Do vậy, để khắc phục việc hát giọng mũi thì bạn cần nâng vòm miệng lên khi hát. 

4.2 Tư thế hàm khi hát

Hầu hết những người hát giọng mũi đều có thói quen đẩy hàm ra phía trước khi hát. Việc làm này đã khiến âm giọng bị đẩy ra phía sau trong khi đó cổ họng lại không có đủ độ hở. Kết quả là âm thanh bị chặn lại, nghe như âm mũi và gây khó chịu. Vì vậy, để loại bỏ giọng mũi, bạn nên học cách cử động hàm đúng cách, hạn chế đẩy hàm về phía trước khi hát. 

4.3 Kiểm soát hơi thở

Kiểm soát hơi thở là việc làm vô cùng hiệu quả giúp bạn có chất giọng trong trẻo và ổn định hơn. Trước hết cần kiểm soát hơi thở bằng cách hít sâu vào rồi thở ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập khác như: rung môi, ngáp và tập đọc các nguyên âm “i, ê, a, ô, u” mà không mở miệng. 

hát giọng mũi là gì
Cách điều chỉnh hơi thở

4.4 Đặt lưỡi đúng vị trí khi hát

Đặt lượt đúng vị trí khi hát là cách tuyệt vời giúp kiểm soát chất giọng. Bạn có thể luyện tập đặt lưỡi đúng cách bằng cách thực hiện liên tiếp hai bước sau đây:

  • Giữ hàm của bạn xuống và đưa đầu lưỡi chạm vào môi dưới
  • Thực hiện phát ra âm thanh “gah”

Khi thực hiện các bước trên nhiều lần, bạn sẽ thấy được chữ “ah” khiến lưỡi bạn hạ xuống trong khi chữ G khiến lưỡi bạn lên cao. Tập luyện thường xuyên cách này, bạn sẽ nhận thấy chất giọng của mình sẽ chính xác và ổn định hơn trước. 

giọng mũi là gì
Đặt lưỡi đúng vị trí khi hát

Nội dung của bài viết trên đã giải thích cho bạn giọng mũi là gì, nguyên nhân và cách khắc phục giọng nasal. Việt Mới Audio rong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu về giọng nasal. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. 

>>>> Đọc Thêm: 

5/5 - (100 bình chọn)
Chat Facebook