Bạn đang thắc mắc độ nhạy của loa là gì? Ý nghĩa của độ nhạy loa là gì? Vậy thì bạn hãy xem ngay nội dung bài viết về độ nhạy của loa sau đây của Việt Mới Audio nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và đồng thời chia sẻ cách nhận biết độ nhạy của loa. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Độ nhạy của loa là gì? Ý nghĩa
Độ nhạy của loa là một thông số kỹ thuật phản ánh mức độ phát ra âm thanh của loa trong cùng một môi trường tiêu chuẩn nhất định và cùng một mức điện áp đầu vào. Đại lượng này trong đơn vị vật lý được đo bằng đơn vị Decibel (kí hiệu dB). Mỗi sản phẩm loa sẽ có độ nhạy khác nhau.
Độ nhạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các thiết bị loa karaoke, loa sub, loa âm trần. Độ nhạy sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát ra âm thanh của loa. Độ nhạy giữa loa đắt tiền và loa rẻ tiền sẽ khác nhau. Độ nhạy của loa càng lớn thì âm thanh phát ra càng to. Hiện nay, các mẫu loa trên thị trường đều có độ nhạy từ 80-90 dB và mức trung bình 87 dB, độ nhạy ở mức 90 dB có âm lượng lớn hơn gấp đôi mức 80 dB.

2. Cách nhận biết độ nhạy loa
Có rất nhiều cách để nhận biết độ nhạy của loa. Trong đó, cách nhận biết độ nhạy của loa đơn giản nhất chính là đặt thiết bị trong một môi trường tiêu chuẩn và được tiêu âm hoàn toàn. Sau đó, bạn hãy bố trí micro ở trước loa khoảng 1 – 2m. Ngoài ra, bạn cần chú ý khoảng cách giữa các loa và micro phải bằng nhau.
Giả sử mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2.83V, amply có trở kháng là 8Ω. Chúng ta sẽ có công thức tính công suất của loa là bình phương của hiệu điện thế chia cho trở kháng. Theo công thức trên, bạn sẽ ra được công suất của loa là 1W. Do đó, nếu trở kháng là 4Ω thì công suất của loa sẽ là 2W. Khi đó, mức dB ở micro hay của đồng hồ SPL sẽ chính là độ nhạy của loa.

3. Độ nhạy của loa bao nhiêu là tốt?
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm loa thường có điện áp tiêu thụ chuẩn đầu vào là 2.83V. Bạn cũng có thể hiểu là mức điện áp 1W sẽ tương ứng với mức trở kháng của amply là 8Ω. Độ nhạy loa sẽ dao động trong khoảng từ 80 – 90 dB, mức trung bình là 87 dB. Độ nhạy của loa càng cao thì mức âm thanh phát ra càng lớn. Bạn có thể theo dõi thông số cụ thể của độ nhạy như sau:
- Độ nhạy 90 dB trở lên: Loa có độ nhạy tốt.
- Độ nhạy 88 dB: Loa có độ nhạy trung bình.
- Độ nhạy 80 dB: Loa có độ nhạy kém.

4. Lưu ý về độ nhạy loa
4.1 Có nên tăng độ nhạy của loa hay không?
Hầu hết, các nhà sản xuất loa đều không tăng độ nhạy của loa. Việc tăng độ nhạy loa sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố khác như thông số kỹ thuật, màng loa, mạch bảo vệ loa… Giả sử nếu bạn cải tiến độ nhạy của loa siêu trầm thì có thể sẽ làm âm thanh dễ bị méo dạng, giảm chất lượng và tuổi thọ của thiết bị.

4.2 Phân biệt hiệu suất và độ nhạy loa
Nhiều người vẫn hay sử dụng nhầm lẫn hai thuật ngữ “hiệu suất” và “độ nhạy”. Hiệu suất và độ nhạy loa là hai thông số kỹ thuật hoàn toàn khác nhau, nhưng thật ra hai khái niệm đều thể hiện “hiệu quả hoạt động” của loa. Hiệu suất thể hiện giá trị điện năng được chuyển hóa thành công suất âm thanh, từ hiệu suất ta biết được độ nhạy và ngược lại.

4.3 Sự chênh lệch giữa độ nhạy của loa
Độ nhạy của loa thường dao động trong khoảng từ 80 – 90 dB, điều đó có sự chênh lệch rất lớn, mức trung bình là 87 dB. Độ nhạy của loa là 80dB sẽ có âm lượng phát ra nhỏ gấp hai lần so với loa có độ nhạy 90dB. Chính vì vậy, khi mua các sản phẩm loa, bạn cần tìm hiểu và lưu ý các thông số kỹ thuật có trên thiết bị nhằm chọn được sản phẩm phù hợp.

Bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc về khái niệm và ý nghĩa của độ nhạy của loa là gì. Hy vọng những thông tin mà Việt Mới Audio cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thông số kỹ thuật này. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm loa chất lượng, giá tốt thì hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé!
>>>> Tìm Hiểu Thêm: 6 cách bảo quản loa cực đơn giản và hiệu quả mà bạn nên biết