Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply trong dàn âm thanh

Cấu tạo amply và nguyên lý hoạt động có lẽ là một vấn đề bạn cần quan tâm nhiều nhất khi chọn mua thiết bị này. Amply có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh đầu vào từ micro sau đó khuếch đại tín hiệu âm thanh đầu ra. Vậy, bạn có biết tại sao thiết bị này có thể thực hiện được chức năng vượt trội như vậy, hãy cùng Việt Mới Audio tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Cấu tạo của amply

Muốn sử dụng thành thạo amply thì trước hết bạn cần phải hiểu rõ cấu tạo của thiết bị. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Amply được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như khối nguồn, khối công suất và bảo vệ, khối hiển thị và mạch xử lý. Tuy nhiên, có ba bộ phận chính mà bạn cần phải nắm rõ: 

  • Biến áp nguồn: Đây là bộ phận có giá trị nhất về mặt kinh tế. Biến áp nguồn càng to thì công suất hoạt động càng lớn và đi đôi với đó là giá thành càng cao. Biến áp nguồn có nhiệm vụ chuyển nguồn điện có điện thế cao 110V, 220V thành điện thế thấp hơn 30-50 VAC.
  • Tụ lọc nguồn: Tụ lọc nguồn có nhiệm vụ duy trì hoạt động của các thiết bị điện tử bên trong amply bằng cách dự trữ và cung cấp nguồn năng lượng điện. Điều này giúp cho điện áp vận hành ổn định.
  • Mạch điện tử công suất: Mỗi amply được cấu tạo bởi hai mạch điện tử công suất. Đây chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của amply. Bởi vậy, các nhà sản xuất đã tiêu tốn khá nhiều chi phí để thiết kế ra những mạch khuếch đại mang lại âm thanh tốt nhất. Điều này nhằm khắc phục tình trạng nhiễu âm và méo tiếng một cách hiệu quả.
cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply
Cấu tạo bên trong của một amply trong bộ karaoke

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Amply là gì? Tác dụng của amply trong hệ thống âm thanh

2. Nguyên lý hoạt động của amply

Bên cạnh việc nắm rõ cấu tạo, hiểu được nguyên lý hoạt động của amply karaoke cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể vận hành thiết bị một cách trơn tru. Vì vậy, ngay sau đây, Việt Mới Audio sẽ chia sẻ đến bạn đọc nguyên lý hoạt động của thiết bị này. 

2.1 Khối nguồn

Nhiệm vụ quan trọng mà khối nguồn đảm nhận là chuyển đổi một nguồn điện cho trước 110 VAC, 220 VAC, 12 VDC, 24 VDC hoặc 5 VDC… thành các giá trị cụ thể. Những giá trị đó chính là dòng điện áp định mức, có chức năng cung cấp cho ampli các khối khác nhau từ +-12 VDC đến +-100 VDC cho tầng công suất; 5 VDC dùng cho mạch hiển thị, giao tiếp; 5V/+-12 VDC phân chia cho mạch xử lý karaoke…

cấu tạo của amply
Mạch nguồn chất lượng cao dành cho các amply công suất lớn

2.2 Khối hiển thị và giao tiếp

Khối hiển thị và giao tiếp được bố trí phía trước của amply với cấu tạo gồm những chi tiết gồm đèn báo trạng thái, led hiển thị âm lượng (có thể là màn hiện số hoặc LED 7 thanh…). Bộ phận này được sử dụng để thông báo amply đang làm việc ở trạng thái như thế nào, ví dụ như trạng thái nguồn nuôi, mức âm lượng, quá tải, xén biên…. 

Tiếp theo là phần giao tiếp với người sử dụng, phần này chứa các công tắc tắt/mở, chọn nguồn tín hiệu đầu vào, điều chỉnh độ lợi các dải tần, điều chỉnh âm lượng … Ngoài các bộ phận trên, cấu tạo của amply còn có các thiết bị chuyển mạch, biến trở, phím bấm (bộ điều khiển từ xa).

2.3 Khối công suất và bảo vệ

Bộ phận quan trọng nhất giúp amply hoạt động hiệu quả chính là khối công suất và bảo vệ. Hai khối công suất và bảo vệ thật ra là tách biệt với nhau. Sở dĩ người ta thường gộp chung lại làm một vì khối bảo vệ không lớn lắm hoặc trong các loại amply có công suất nhỏ hay có giá thành rẻ thì có thể không có khối bảo vệ.

cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply
Cấu tạo của khối công suất trong amply

Công suất và chỉ tiêu chất lượng của một amply được quyết định dựa vào mạch công suất. Có nhiều cách để chế tạo ra mạch công suất như: 

  • Phương án thứ nhất: Nếu muốn thực hiện lắp ráp nhanh gọn lẹ thì bạn có thể dùng mạch tích hợp. Cách làm này có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ lắp ráp và đặc biệt là phù hợp với tầm công suất vừa, khoảng từ vài trăm mW đến 100W. 
  • Phương án thứ hai: Bạn có thể sử dụng các linh kiện khuếch đại rời như là BJT, FET hoặc tube (có thể kết hợp với đầu vào dùng mạch tích hợp). Ưu điểm của cách lắp ráp này là cung cấp khả năng tùy biến rộng rãi hơn, chỉ cần lựa chọn đúng tham số linh kiện và nguồn cung cấp phù hợp thì có thể tạo ra cả nghìn W PMPO. Cách này cũng cho phép ráp mạch thông dụng từ vài W đến 200W. Hiện nay trên thị trường, phương pháp này được ưa chuộng sử dụng cho hầu hết các loại amply.

2.4 Khối mạch vào

Khối mạch vào thực hiện nhiệm vụ chọn lọc đường tín hiệu đầu vào từ các nguồn khác nhau như VCD, PC, phono….. Từ đó, xử lý việc phối hợp trở kháng đồng thời khuếch đại trước đến mức tín hiệu cần thiết (khoảng 0.7V RMS). Mục đích của việc này là đảm bảo khi đưa tới mạch xử lý âm sắc thì mức tín hiệu vào của các nguồn về biên độ là không quá khác nhau.

2.5 Khối mạch xử lý âm sắc và tạo hiệu ứng

Khối này được cấu tạo từ hai phần chính là phần xử lý âm sắc được tạo bởi các mạch lọc dải. Phần này giúp cho người sử dụng có thể tùy chỉnh tăng hoặc giảm biên độ với tín hiệu vào trong một phạm vi cho phép. Điều này có thể bù đắp thiếu sót của nguồn tín hiệu hoặc tùy chỉnh theo từng loại nhạc hay gu âm nhạc của mỗi người.

  • Mạch điều chỉnh âm sắc: Phần này còn có tên khác là Graphic Equalizer. Mạch này thường có ít nhất hai dải tần số và kéo dài cho đến dải tần thứ 32, loại bàn trộn chuyên nghiệp có thể kéo dài đến 64 dải, nhưng chỉ cần từ 10 đến 16 dải điều chỉnh là được.
  • Tiếp theo là phần tạo các hiệu ứng: Phần này được thêm vào để tạo sự thăng hoa cho người nghe, tạo thêm các hiệu ứng phụ cho nguồn âm thanh nhằm kích thích cảm giác, nâng cao sự cảm thụ âm thanh.
cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply
Người dùng có thể sử dụng Graphic Equalizer để điều chỉnh âm sắc tăng hoặc giảm

2.6 Khối mạch xử lý

Khối mạch xử lý gồm các ngõ vào microphone, phối hợp trở kháng, khuếch đại tín hiệu, xử lý tạo tiếng vang (echo) và mạch trộn để trộn ví tín hiệu từ các ngõ vào khác. Đôi khi khối này không có trong amply. Khi đó, bạn có thể dùng phối hợp với thiết bị chuyên dùng bên ngoài. Nhiệm vụ của amply lúc này là khuếch đại công suất mà thôi. 

cấu tạo của amply
Các ngõ vào microphone thuộc khối mạch xử lý của amply

Đa số các amply hiện nay theo xu hướng dùng với quy mô gia đình và phòng hát nhỏ. Bởi vậy mà amply thường được thiết kế sử dụng công suất nhỏ và kết hợp đầy đủ các khối như trên để mang lại hiệu suất sử dụng cao nhất, âm thanh đầu ra chuẩn và hay nhất.

Đối với các dàn âm thanh chuyên nghiệp dùng với quy mô lớn như đám cưới, hội họp, phòng hát lớn, hoặc ngoài trời… thường sẽ sử dụng loại amply có công suất rất lớn, giữ nguyên chức năng khuếch đại công suất và mạch bảo vệ. Đồng thời, khi amply kết hợp với bộ xử lý micro, equalizer ngoài có thể hỗ trợ nhiều micro và ngõ vào với số lượng dải thông điều chỉnh âm sắc rất rộng.

3. Các thông số kỹ thuật của thiết bị amply

Các thông số kỹ thuật của amply sẽ được Việt Mới Audio giới thiệu với bạn đọc ngay sau đây. Điều này không những giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc vận hành mà còn giúp nâng cao tuổi thọ dàn amply cũng như dàn âm thanh của bạn:

  • Công suất: Trong amply, công suất được chia thành hai loại là công suất đỉnh PMPO (Peak Music Power Output) và công suất hoạt động. Công suất cực đại luôn lớn hơn rất nhiều lần so với công suất hoạt động.
  • Độ lợi công suất (Gain): Chỉ số này sẽ cho biết khả năng khuếch đại của amply lớn đến mức nào trong quá trình sử dụng.
  • Đáp ứng tần số (Frequency Response): Là khoảng tần số tín hiệu đầu vào mà amply hoạt động ổn định tuyến tính. Bình thường đối với các amply tốt sẽ có đáp ứng tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20kHz.
  • Hiệu suất (Efficiency): Thể hiện khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của amply.
  • Méo hài tổng (THD): Thông số này cho thấy sự so sánh tổng hài các tần số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua amply. Hài bậc càng cao thì âm thanh đầu ra càng méo và càng giảm tính trung thực.
  • Trở kháng ra (Output Impedance): Khi ghép nối amply karaoke với loa bạn cần căn cứ vào trở kháng ra. Bình thường, nếu ghép nối lệch trở kháng thì công suất của amply cần tăng gấp đôi khi trở kháng của loa giảm đi một nửa.
cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply
Amply Toa A-2120 H hoạt động với công suất cao

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà Việt Mới Audio mang đến nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn có thể vận hành trơn tru amply cũng như dàn âm thanh của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!

Thông tin liên hệ

>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm:

5/5 - (100 bình chọn)
Chat Facebook